Quên Nhớ Lộn Phèo.

Image

Quên Nhớ Lộn Phèo.

Quên quên nhớ nhớ lộn phèo
Thâm u rừng rú truông đèo gió reo
Ô kìa nửa mảnh trăng treo
Vắt ngang khóm trúc chợt heo hút buồn

Thạch Thảo viên, Saturday, August 10, 2019.
Vũ Đan Huyền.

Image

*/ Thơ tự họa.

Image

Sao Chiếc Cầu Treo.

Buồn tình ta thở cái phèo
Leo lên triền núi núi đèo vui reo
Ờ mà sao chiếc cầu treo
Chờ ai mãi đợi sầu heo héo sầu

Thạch Thảo viên, Sunday, August 25, 2019.
Vũ Đan Huyền.

Hồ Dễ Ai Quên Ai.

Image

Hồ Dễ Ai Quên Ai.

Cái thuở vô ưu ươm mơ dệt mộng, cái thời guốc gỗ khua vang tà nguyệt bạch lộng bay trong gió lặng nhìn li ti sóng vỗ triền sông
_ nay đâu.
Cái tuổi hái hoa bắt bướm ép vào trang vở học trò mong mỏng để đêm từng đêm mê mãi ngắm nhìn bầu trời lóng lánh đầy sao, chắp tay nguyện cầu khi thoáng ánh sao băng hiển hiện.
Ý niệm nguyện cầu rạng ngời mộng ước xa bay tận chân trời miên viễn đất trời
_ nay còn đâu.
Ôi, thần tiên thay_

Ngày tuổi ngọc ngời ngời mơ ước
Áo học trò tha thướt dáng ai

(Liên Trinh)

Rứa rồi nguồn cơn chợt đến.
Bông cỏ may níu tà áo bay, cụm hoa biêng biếc tím màu trinh nữ bỗng chợt nũng nịu khép đôi lá sầu giữa chiều thu hiu hắt heo may.
Nơi góc vắng trầm lặng nỗi nhung nhớ như triều dâng biển cả đơn côi, vỡ òa bởi cọng cỏ may vướng áo ai hay chỉ vì chiều nay vắng người.

Tà dài áo vướng cỏ may
Góc thầm biển nhớ ô hay vắng người

(Vũ Đan Huyền)

Image

Continue reading

Tô Thùy Yên: thơ, như một vinh dự lầm than của kiếp người.

Tô Thùy Yên: thơ, như một vinh dự lầm than của kiếp người.
(Bùi Vĩnh Phúc).

Image


Biểu dương – hãy biểu dương cùng tận
Vinh dự lầm than của kiếp người
Hy hữu một lần trên trái đất
Và rồi tất cả sẽ nguôi ngoai.

Tô Thùy Yên
.1.
Phong cách của Tô Thùy Yên qua ngôn ngữ và hình ảnh

Tô Thùy Yên là một giọng thơ đặc thù, có một, và vô cùng u hiển của nền thi ca Việt Nam trong dòng văn học miền Nam kể từ Sáng Tạo.
Từ cuối thập niên năm mươi cho đến thời điểm bị cắt đứt 1975, dòng thi ca miền Nam Việt Nam không phải là không thấy nổi bật lên những khuôn mặt khôi ngô của thơ, những tiếng nói mới lạ của tình cảm, của cảm xúc, của trí tuệ; không phải là nó không thấy rạo rực lên trong chính thân xác và tâm hồn mình cái thiết tha và mạch sống của thời đại. Mà không phải chỉ ở Việt Nam, nơi các luồng ý thức hệ trái chiều đã dùng làm địa bàn để thử nghiệm những con toán suy tư của mình, nơi những con sóng của các triều nước lý trí, dâng lên từ phương Tây và từ châu Mỹ, thỉnh thoảng hắt lên trên mặt đất này những lượng nước cuối mùa từ cái dòng trào của nó, con người nói chung, ở Việt Nam cũng như ở khắp nơi trên thế giới, nơi ánh sáng của văn minh nhân loại vẫn còn có cơ hội soi rọi đến, trong những thập niên ‘50, ‘60 và ‘70, đều đã tìm thấy cho mình một hơi thở mới, một tiếng nói mới, một cái nhìn mới về đời sống. Hơi thở ấy đẩy người ta đi vào cuộc sống mỗi ngày với một thái độ dấn thân và tha thiết hơn. Cái nhìn ấy đem vào nhãn giới con người những gì đã trượt ra khỏi tầm nhìn của nó ở những thế hệ trước, vì lý do này hay lý do khác. Và tiếng nói mới mà con người tìm được trong thời đại này đã giúp cho nó tìm xuống những chiều sâu mới của chính tâm hồn mình, dẫn nó đi qua những bậc đá trắng và lạnh của ngôi đền thâm u, kỳ bí, có khi in đậm hình bóng rêu rong của kinh hoàng, khủng khiếp, nhưng cũng có khi ứ đầy và chói sáng ánh mặt trời khiết bạch. Ngôi đền này chính là trái tim con người. Trái tim ấy bóp và đập, bóp và đập, nhưng trong từng giây phút, qua chính những nhịp bóp và đập ấy, nó để nở vào đời sống muôn vàn đoá hoa bí nhiệm làm nên cuộc đời của mỗi con người. Và làm nên cuộc sống của nhân loại.
Nhà thơ là người nhìn vào được trái tim của những đoá hoa bí nhiệm ấy.
Thơ, chẳng phải chỉ là những cửa ngõ để nhìn vào trái tim, mà thường khi, nó chính là trái tim. Nó là ngôi đền thâm u kia. Và nó cũng chính là những đoá hoa bí nhiệm của đời sống.

Image

Continue reading